Trung tâm Chứng nhận

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

“Trong bối cảnh người tiêu dùng lo ngại về thực phẩm không an toàn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) nổi lên như một phương pháp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, là bước đi cần thiết và kịp thời cho nền nông nghiệp Việt Nam”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Trường Đại học RMIT (Úc), khi nói về việc manh nha hình thành và khả năng phát triển nền NNHC ở Việt Nam.

“Trong bối cảnh người tiêu dùng lo ngại về thực phẩm không an toàn, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) nổi lên như một phương pháp đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, là bước đi cần thiết và kịp thời cho nền nông nghiệp Việt Nam”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, Trường Đại học RMIT (Úc), khi nói về việc manh nha hình thành và khả năng phát triển nền NNHC ở Việt Nam.

                              
(Ảnh minh họa)

Theo TS Nguyễn Quốc Vọng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước hai thách thức lớn, đó là biến đổi khí hậu và an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu như biến đổi khí hậu chỉ có thể đẩy Việt Nam vào tình thế phải tiến hành ngay nền nông nghiệp chống biến đổi khí hậu, mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và phương pháp canh tác phù hợp với hạn - mặn hay lũ lụt, thì vấn đề thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, không chỉ phá hủy môi trường mà còn đầu độc sức khỏe nhiều thế hệ. Tình trạng sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu trong trồng trọt, chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng hóa chất công nghiệp trong chế biến thực phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tác động xấu tới sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng. Vì vậy, sử dụng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng bảo đảm và thương hiệu uy tín đang là một xu hướng.

Sản phẩm NNHC mang lại giá trị cao hơn nhiều so với các sản phẩm truyền thống. Nhưng cái khó của NNHC là vấn đề thương hiệu, giá thành cao và lòng tin của người tiêu dùng. Phải mất khoảng vài năm DN mới chuyển từ sản xuất nông nghiệp thông thường sang NNHC, điều này đòi hỏi sự kiên định và cái tâm của người sản xuất. Trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn hiện nay, điều này cần được khuyến khích và trân trọng.

Tại Hội thảo quốc gia “Nông nghiệp hữu cơ - thực trạng và định hướng phát triển” do Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phối hợp với Cục Trồng trọt và Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tại TP HCM, đa số các đại biểu cho rằng: Hiện nay nền nông nghiệp hữu cơ trên thế giới phát triển khá tốt, nhưng ở Việt Nam còn ở giai đoạn đầu vì các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ hầu như chưa có, nhận thức của người sản xuất, người tiêu dùng và của cả cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế… Thực tế là càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và trên thế giới thì các sản phẩm nông sản của nước ta lại càng khó cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã.

Ảnh: Toàn cảnh hội thảo Nông Nghiệp Hữu Cơ tại TP. Hồ Chí Minh

Các đại biểu cho rằng, để xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam an toàn, bền vững, ngành nông nghiệp không chỉ chú trọng việc tăng năng suất, sản lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu. Bên cạnh đó, để giúp cho ngành nông nghiệp hữu cơ phát triển, Nhà nước cũng cần quan tâm đầu tư và tăng cường quảng bá hơn nữa cho phương thức sản xuất mới này.

Ảnh: Các Đại Biểu tại hội thảo ký kết ghi nhớ về việc xây dựng và phát triển sản phẩm Organic Việt Nam

Clip chi tiết thông tin Nông Nghiệp Hữu Cơ Việt Nam của đài truyền hình quốc gia VTV1 theo đường link: 

Ngoài ra, “Diễn đàn Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – Cơ hội và thách thức” diễn ra lần thứ nhất tại Thạch Thất, Hà Nội vào ngày 12 tháng 05 năm 2016 do Hiệp hội Nông Nghiệp Hữu Cơ Việt Nam tổ chức với sự hiện diện của các Cơ quan ban ngành trong và ngoài nước, trong đó có sự tham gia của tổ chức NHO, cơ quan chứng nhận Organic quốc tế. Với mục đích tạo cơ hội gặp gỡ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới hợp tác, đề xuất các giải pháp để tháo gỡ nút thắt, khó khăn. Tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp cùng người nông dân yên tâm đầu tư phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam.

Ảnh: Nơi tổ chức diễn đàn Nông Nghiệp Hữu Cơ tại Hà Nội

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn khi Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết sẽ tác động tốt tới xuất khẩu nông sản Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản chất lượng cao hữu cơ.

Ảnh: Toàn cảnh diễn đàn Nông Nghiệp Hữu Cơ tại Hà Nội

Ngoài ra, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được Quốc hội 12 thông qua năm 2010, tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý an toàn thực phẩm, là điều kiện cho hướng phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở nước ta.

Ảnh: Diễn đàn nông nghiệp hữu cơ lần 1 tại Hà Nội

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì thách thức đối với nông nghiệp hữu cơ hiện nay là đời sống người dân Việt Nam còn thấp và dân trí chưa cao, do vậy việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhất là vấn đề nâng cao nhận thức cho cả cộng đồng về giá trị của nông nghiệp hữu cơ.

Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, chuyên gia đánh giá trưởng Organic của Tổ Chức NHO trả lời phỏng vấn đài truyền hình quốc gia VTV1

Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, chuyên gia đánh giá trưởng Organic của Tổ Chức NHO trả lời phỏng vấn đài truyền hình quốc gia VTV1 về lợi ích của việc áp dụng sản xuất canh tác nông nghiệp hữu cơ

Bên cạnh đó, việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ là vấn đề không dễ dàng thay đổi bởi với sản xuất hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ, phòng trừ dịch hại bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc thảo mộc, hoặc sinh học nên mất nhiều công sức và khó thực hiện trên diện rộng so với sản xuất thông thường. Ngoài ra, hệ thống các văn bản hướng dẫn và quy định về sản xuất hữu cơ còn chưa hoàn thiện, không đồng bộ….

Để một sản phẩm được công nhận là sản phẩm hữu cơ thì sản phẩm đó phải được cấp giấy chứng nhận bởi một tổ chức có thẩm quyền về chứng nhận hữu cơ (Organic). Tổ chức NHO là tổ chức được chỉ định đánh giá tiêu chuẩn Nông Nghiệp Hữu Cơ - Organic của Canada, Mỹ, EU, IFOAM, ASIAN, Châu Á, Nhật, Việt Nam (TCVN ISO11041). Là đơn vị dẫn đầu về đánh giá Organic tại Việt Nam. Sắp tới, vào ngày 23 đến 27 tháng 05 năm 2016, tổ chức NHO sẽ là đại diện cho tổ chức chứng nhận Nông Nghiệp Hữu Cơ - Organic duy nhất của khối ASEAN tham dự hội nghị về ASEAN Organic và các tiêu chuẩn nông nghiệp khác giai đoạn 2016-2020 tai Thủ đô Viêng Chăn, Lào. Trong hội nghị đó, Tổ chức NHO sẽ có một bài phát biểu với nội dung: "Xu hướng sản xuất Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, các tiêu chuẩn Organic, phương thức công nhận, đánh giá chứng nhận, chia sẻ kinh nghiệm đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn Organic trên thế giới"

Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, chuyên gia đánh giá trưởng Organic của Tổ Chức NHO trả lời phỏng vấn của đài truyền hình cáp VTC16

Clip thông tin Nông Nghiệp Hữu Cơ Việt Nam của đài truyền hình quốc giá VTC16 theo đường link:


BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ?

Có thể bạn đã đọc, đã tìm hiểu hoặc đã nghe đâu đó cụm từ “Nông nghiệp hữu cơ” hay “thực phẩm hữu cơ”... vậy bạn đã biết gì về “Nông nghiệp hữu cơ” và “thực phẩm hữu cơ”?

Nguồn gốc và danh xưng

Bạn có còn nhớ khi cuộc cách mạng xanh vào đầu thế kỷ trước bùng nổ? Khi đó phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, thuốc diệt cỏ… được sử dụng một cách ồ ạt, năng suất của vật nuôi, cây trồng tăng lên liên tục. Chính ngay lúc này, đã bắt đầu có những than phiền, lo lắng và đề xuất xem lại vấn đề: Thực phẩm hóa học sản xuất ào ạt như thế sẽ tốt cho sức khỏe con người như thực phẩm được canh tác tự nhiên hay ít hóa chất không? và cũng bắt đầu phát sinh những ý tưởng sơ khai cho loại thực phẩm hữu cơ, thực phẩm của sức khỏe.

Năm 1939 Huân tước Northbourne lần đầu tiên dùng từ nông nghiệp hữu cơ trong cuốn sách “Look to the land”, với quan niệm “nông trại là một cơ thể sống” (the farm as organism), để mô tả một nền nông nghiệp chỉnh thể, cân bằng sinh thái, ngược hẳn với nông nghiệp hóa học (chemical farming). Cần lưu ý chữ “cơ” ở đây là cơ thể, khác biệt với “hữu cơ” và “vô cơ” trong hóa học (organic & inorganic chemistry), thông thường để chỉ một nhóm phân tử hóa học có chứa các nguyên tố các bon hay không.
Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… sản xuất từ các nhà máy hóa chất. Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi.

Người ta nhấn mạnh đặc điểm hữu cơ (organic) để phân biệt với hóa học (chemical) là những thực phẩm thông dụng của chúng ta từ trước tới nay vốn sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình sản xuất, bảo quản cũng như khi chế biến. Do đó thực phẩm hữu cơ (organic foods), còn được gọi là thực phẩm thiên nhiên (natural foods) hay thực phẩm lành mạnh (healthy food).

Phân loại thực phẩm hữu cơ

Người ta xếp thực phẩm hữu cơ thành 4 lớp tùy theo số phần trăm (%) thành phần hữu cơ trong đó:

(1) “Hữu cơ hoàn toàn” (100% organic): không thêm một chất hóa học nào khác.

(2) “Hữu cơ” (Organic): có trên 95% chất hữu cơ được sử dụng.

(3) “Sản xuất với thành phần hữu cơ” (Made with organic ingredients): có ít nhất 70% hữu cơ được sử dụng.

(4) “Có thành phần hữu cơ” (Some organic ingredients): dưới 70% hữu cơ được sử dụng.

Chất lượng và độ an toàn hơn của thực phẩm hữu cơ

Khi nhìn về nguồn gốc và cách sản xuất, thực phẩm hữu cơ sẽ đạt nhiều tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn hơn thực phẩm thông thường. Nhưng trên thực tế thị trường, thực phẩm hữu cơ vì không dùng chất bảo quản nên hình thức thường không bắt mắt, dễ hư hỏng hơn so với các thực phẩm cùng loại ở điều kiện canh tác khác. 

Thực phẩm hữu cơ có giàu dinh dưỡng?

Tháng tư, 2009, kết quả từ QLIF (Quality Low Input Food), một công trình nghiên cứu khoa học 5 năm của EU, cho thấy có khác biệt đáng kể giữa thực phẩm hữu cơ và truyền thống: 

(1) Chất dinh dưỡng cần thiết như các vitamin, chất chống ô-xy hóa, omega-3, CLA, a-xít béo nhiều nối đôi (PUFA)… cao hơn;

(2) Chất có hại như kim loại nặng, độc tố của nấm mốc, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật… giảm thấp.

(3) Ít nguy cơ lây vi khuẩn E.coli và Salmonella từ phân và nước tưới.

Thực phẩm hữu cơ giá thường đắt

Do kiểu canh tác hữu cơ luôn tốn nhân công, thất thoát trong bảo quản và xử lý giống nhiều, sản lượng không cao… nên giá thành phẩm luôn luôn cao hơn, thậm chí có sản phẩm cao gấp rưỡi hay gấp đôi, gấp ba… thực phẩm truyền thống cùng loại. Đây chính là một yếu thế lớn nhất, khiến người tiêu dùng ít biết đến và ít được tiếp xúc với các sản phẩm hữu cơ.

Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ

Lúc đầu thực phẩm hữu cơ chỉ chiếm từ 1-2% lượng bán ra trên thế giới. Những chợ thực phẩm hữu cơ đang trên đà phát triển nhảy vọt ở cả các nước đã và đang phát triển. Các chợ thực phẩm hữu cơ tăng liên tục trung bình 20% có quốc gia tăng đến 50% mỗi năm. Ở Việt Nam chúng ta gần đây cũng đã thấy nhiều thực phẩm hữu cơ trong siêu thị ở các thành phố lớn.

Doanh số thực phẩm hữu cơ cũng tăng trưởng không ngừng, năm 2002 doanh số mới chỉ 23 tỉ USD, năm 2006 lên 40 tỉ và đến năm 2008 nhảy vọt lên 52 tỉ đô la.
Nông nghiệp hữu cơ hiện nay đã được ứng dụng ở hơn 120 nước trên thế giới; bắt đầu từ Mỹ và các nước châu Âu và hiện nay đang phát triển nhanh tại Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Mỹ La tinh. Tại Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân, Hiệp hội hữu cơ và một số doanh nghiệp tư nhân cũng đã triển khai phương pháp canh tác hữu cơ với các cây lúa, rau, cam, vải... cá nước ngọt.., ở Hà Nội, Lào Cai, Mộc Châu, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng… và đang dần được mở rộng ra các tỉnh khác. Chúng ta hoàn toàn có quyền tin vào sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp nước nhà nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp hữu cơ: www.ifoam.org) với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Các nguyên tắc cơ bản của nông nghiệp hữu cơ:

Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết sự tăng trưởng của cây trồng, và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc.

Các nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ dựa tối đa vào việc quay vòng mùa vụ, các phần thừa sau thu hoạch, phân động vật và việc canh tác cơ giới để duy trì năng suất đất để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, và kiểm soát cỏ, côn trùng và các loại sâu bệnh khác.

Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người.

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM: "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người."

Theo Ông Hoàng Bá Nghịchuyên gia đánh giá trưởng Organic của Tổ Chức NHO nói: “Nhìn chung canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao,… Ngoài ra còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương,…”

Ông Hoàng Bá Nghịcho rằng: “Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với 80% dân số làm trong nông nghiệp, lượng xuất khẩu lúa gạo hàng năm đứng trong danh sách đầu của thế giới, Việt Nam có tiềm năng phát triển nông nghiệp rất tốt. Trong lịch sử phát triển sản xuất nông nghiệp hàng ngàn năm, cha ông ta đã đúc rút được một kho tàng kinh nghiệm thâm canh quý giá. Rõ ràng, VN đã có truyền thống SX nông nghiệp hữu cơ truyền thống từ nghìn đời nay và đang được sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức IFOAM. Là nước đi sau trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước.”

Việc SX nông sản cao cấp hơn, bán với giá cao hơn đang là sự thôi thúc nội tại của nền kinh tế, hộ nông dân khi hiện tượng người nông dân bỏ hoang ruộng đang diễn ra trên một số địa phương là một hồi chuông báo động khi nền nông nghiệp cũ không có khả năng đảm bảo được cuộc sống cho người nông dân.

Ông Hoàng Bá Nghị còn tâm sự: “Khi toàn xã hội đang bức xúc về nông sản không an toàn do việc sử dụng bừa bãi hóa chất, kháng sinh, hóc môn kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi lẫn nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về việc các thực phẩm bẩn, thực phẩm nhập lậu tràn lan vào thị trường trong nước, cùng với đó là hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng ngày càng nhiều khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng trước vấn đề an toàn về sinh thực phẩm. Tiêu dùng các mặt hàng an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường không chỉ là mốt nhất thời mà chắc chắn sẽ là xu hướng trong thời gian tới.”

Contact Me on Zalo