NHO-QSCERT ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ORGANIC CHO CÂY THỐT NỐT Ở AN GIANG
Đối với người miền Bắc, cây Thốt Nốt là một loài cây xa lạ song đối với người dân Nam Bộ cây Thốt Nốt lại là một loại cây gần gũi thân quen, nhất là đối với cư dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ giáp Campuchia. Bà con trong vùng trồng Thốt Nốt khắp nơi, đâu đâu cũng thấy những hàng Thốt Nốt vươn cao, dáng khoẻ đẹp.
Hình 1: Những cây Thốt Nốt trên 70 năm tuổi.
Thốt Nốt có tên khoa học là Berassus flabellifer L. thuộc họ Dừa Palmaceae, Thốt Nốt trong tiếng Khmer “Thnot” tức là cây Dừa đường. Thân cây có thể cao trên 20m, có nhiều khoanh, trên ngọn có một tán lá xoè rộng. Lá có cuống dài, xanh thẫm, bóng xoè ra như cái quạt, mũi lá nhọn. Cụm hoa là những bông mo, đực, cái khác gốc. Quả Thốt Nốt to, tròn như quả dừa, ruột bên trong có một thứ cùi trắng như cùi dừa nước, vị bùi, béo, giòn, có hương vị thơm ngon. Quả Thốt Nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng, thơm như mùi mít chín, nếu giã ra sẽ được một thứ bột trắng như bột gạo nếp, đem làm bánh tôm, bánh ú, hoặc nấu chè rất ngon.
Hình 2: Những cây Thốt Nốt có thể thu hoạch.
Hoa Thốt Nốt nở rộ về mùa xuân. Trên ngọn những cây Thốt Nốt cái có nhiều vòi hoa, có thể có tới 30 – 40 vòi hoa nhô ra dài 4 – 5cm. Để lấy nước Thốt Nốt, người ta cắt vòi hoa, dùng thanh tre kẹp lại, buộc ống vào đầu cụm hoa hứng nước tiết ra từ chỗ cắt. Hứng như thế một đêm có thể thu được khoảng một lít nước Thốt Nốt. Trong nước Thốt Nốt chảy ra từ những vòi hoa hứng được có nhiều đường Saccharoza. Nước này là một loại nước giải khát tuyệt vời, vị ngọt dịu, rất thơm, được mọi người ưa chuộng. Du khách trong và ngoài nước về thăm thắng cảnh miền Tây Nam Bộ đều rất thích loại nước giải khát độc đáo này. Ngoài ra trong nước Thốt Nốt còn có một loại men, uống nhiều cũng say như uống một loại rượu nhẹ. Từ nước Thốt Nốt người ta đã chế được một thứ rượu vang ngon.
Nhân dân ta trồng Thốt Nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường Thốt Nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn tươi hoặc nấu ăn. Thường đường Thốt Nốt được chế biến thành những miếng như đường phèn, hình tròn, đường kính khoảng 4cm, dày 2cm, có loại màu ngà vàng, có loại trắng. Những người sành ăn thường chọn loại màu ngà vì vẫn giữ được hương vị tự nhiên hơn loại trắng đã qua tinh chế.
Ngoài giá trị ăn uống và giải khát, cây Thốt Nốt còn có rất nhiều giá trị khác hữu ích: thân dùng làm cột nhà, dầm cầu, lá dùng lợp nhà, làm nón. Không chỉ thế Thốt Nốt còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh.
Nhận thấy được giá trị kinh tế của cây Thốt Nốt, ngày 05 tháng 07 năm 2017 vừa qua, Tổ chức chứng nhận NHO-QSCert đã tổ chức đánh giá chứng nhận Organic cho cây Thốt Nốt ở An Giang nhằm giới thiệu giá trị của cây Thốt Nốt đến cho mọi người.
Hình 3: Họp khai mạc của buổi đánh giá.
Sau cuộc họp khai mạc, Tổ chức đánh giá chứng nhận NHO-QCSert tiến hành khảo sát và đánh giá vùng trồng cây Thốt Nốt.
Hình 4: Khảo sát vùng trồng Thốt Nốt trên sơ đồ.
Hình 5: Khảo sát vùng trồng cây Thốt Nốt trên thực tế.
Hình 6: Cây Thốt Nốt dưới hai năm tuổi – dạng lá dẹt.
Hình 7: Cây Thốt Nốt trên hai năm tuổi – đang ở dạng lá cọ.
Ngoài việc khảo sát và đánh giá vùng trồng, Chuyên gia đánh giá còn phỏng vấn kỹ thuật của người trồng và chăm sóc cây.
Hình 8: Chuyên gia phỏng vấn Người trồng và chăm sóc cây về kỹ thuật trồng cây.
Hình 9: Chuẩn bị thu hoạch Thốt Nốt.
Hình 10: Người trồng cây sử dụng cây tre như một công cụ làm thang để thu hoạch nước của cây Thốt Nốt.
Hình 11: Thu hoạch nước của cây Thốt Nốt (tt).
Xét về mặt văn hóa, cây Thốt Nốt luôn được xem là một biểu tượng văn hóa đi kèm với người Khmer. Hiện nay, Thốt Nốt còn nhiều nhất ở vùng Bảy Núi (Thất Sơn), thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn - tỉnh An Giang. Và nếu đi khắp ĐBSCL - nhất là những tỉnh dọc biên giới Tây Nam như Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang - nơi nào có người Khmer sinh sống thì nơi đó sẽ có cây Thốt Nốt và ngược lại. Có thể nói, sự tồn tại ấy dường như mang tính tất yếu, đó là một sự gắn bó đặc biệt với những nét tương đồng đặc biệt. Bởi khi xét ở nhiều phương diện, cây Thốt Nốt không những tượng trưng cho tâm hồn, tính cách của người Khmer, mà nó còn tượng trưng cho văn hóa của họ.
Tổ chức NHO-QSCert là ai?
Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.