Trung tâm Chứng nhận

GIÁM ĐỊNH SẢN PHẨM

Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, hoạt động thương mại diễn ra với tần suất vô cùng hối hả, sinh động. Hàng hóa từ khi sản xuất đến khi được vận chuyển tới tay người tiêu dùng đều rất thuận tiện, nhanh chóng, không gặp nhiều rào cản như trước kia. Mặc dù phải trải qua nhiều khâu như thu mua, vận chuyển, giao nhận, bảo quản…, nhưng viễn cảnh tồn đọng, ứ hàng đã không còn gặp phải thường xuyên như trước.

Bên cạnh đó, không thể tránh khỏi các rủi ro, tổn thất trong quá trình vận chuyển dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán. Những tranh chấp thường gặp là: sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, nguồn gốc, chủng loại hàng hóa… gây ra nhiều tổn thất cho các bên liên quan. Để giảm thiểu mức tổn thất thấp nhất trong toàn bộ quá trình giao dịch, dịch vụ giám định là thứ không thể thiếu trong những trường hợp trên. Việc đưa vào điều khoản giám định vào hợp đồng không những làm tăng trách nhiệm cho các bên tham gia ký kết mà còn làm cho thương hiệu của đôi bên được đảm bảo ở mức tối đa. Vậy giám định ở đây được hiểu như thế nào?

1.  Giám định là gì?

Giám định là một hoạt động khoa học kỹ thuật cao và mang tính đặc thù đồng thời giám định cũng được xem là ngành kinh doanh. Tầm quan trọng của dịch vụ giám định không chỉ liên quan đến số phận của hàng hóa hay doanh nghiệp có hàng hóa cần giám định, mà liên quan đến cả tính mạng con người.

Giám định hàng hóa hay còn gọi là giám định thương mại là một hoạt động xảy ra rất thường xuyên trong đời sống kinh tế-xã hội của quốc gia, thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của người mua và người bán.

2.  Tại sao bạn cần giám định hàng hóa/ giám định thương mại?

Giám định hàng hóa để đảm bảo các điều kiện và quyền lợi như sau đây:

−  Giám định chất lượng hàng hóa là nhằm mục đích an toàn và đảm bảo phù hợp theo yêu cầu và đặc điểm kỹ thuật hàng hóa của bạn.

−  Giám định số lượng hàng hóa là nhằm mục đích an toàn và đảm bảo số lượng thích hợp như đơn đặt hàng (P.O - Purchase Order), phiếu đóng gói hàng hóa hoặc hợp đồng mua bán.

−  Giám định sự thiếu hụt hàng hóa so với hợp đồng để ngăn chặn việc gian lận hoặc mất cắp về trọng lượng, khối lượng, số lượng theo đơn đặt hàng.

−  Giám định bao bì hàng hóa là nhằm kiểm tra sự an toàn và thích hợp đóng gói từ nhà cung cấp.

−  Giám định chứng từ lô hàng vận chuyển là để đảm bảo bộ chứng từ thích hợp.

−  Giám định toàn bộ hàng hóa là để ngăn chặn và loại bỏ bất kỳ sai sót và nhầm lẫn cuối cùng hoặc các vấn đề tiềm ẩn khác.

3.  Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại

Theo Nghị định số 20/2006/NĐ-CP quy định rõ các nguyên tắc như sau:

−  Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.

−  Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.

−  Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.      

4.  Giám đinh hàng hóa/ giám định thương mại ở đâu?

Công ty TNHH Công Nghệ NHO là một trong số rất ít đơn vị ở Việt Nam được chỉ định đủ năng lực thực hiện giám định hàng hóa/ giám định thương mại, chúng tôi cam kết không chỉ hỗ trợ khách hàng về chi phí thực hiện mà còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ sau bán tốt nhất. Chúng tôi tự hào là tổ chức cung cấp dịch vụ hàng đầu, giải pháp tổng thể về hệ thống giám định hàng hóa/ giám định thương mại, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và chuyên sâu về hoạt động và sản phẩm của công ty.

Các bước tiến hành giám định của NHO:

i.Giám định bằng cảm quan: chất lượng hàng hóa, sản phẩm sẽ được kiểm tra bằng cảm quan (màu sắc, mùi vị, kích cỡ...) của giám định viên dưới sự chứng kiến của các bên có liên quan trong quá trình phân tích hoặc tại hiện trường, nơi sản xuất theo các tiêu chuẩn chung AQL (Acceptable Quality Level – Giới hạn chất lượng chấp nhận).

ii.Lấy mẫu: Mẫu sẽ được lấy tại hiện trường, nơi sản xuất được yêu cầu giám định. Mẫu sau khi lấy sẽ được niêm phong và bảo quản cẩn thận, ký nhận biên bản trước khi gửi mẫu phân tích tại phòng kiểm nghiệm. Người mua hàng, người bán hàng hoặc các bên có liên quan yêu cầu giám định phải cung cấp các chứng từ xác định các lô hàng, sản phẩm được lấy, nơi lấy và chi tiết về việc yêu cầu giám định.

iii.Phân tích: Mẫu sau khi lấy về sẽ được gửi đến phòng kiểm nghiệm để phân tích các chỉ tiêu đã được yêu cầu theo thông số và tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa, hợp đồng, chứng từ và các tiêu chuẩn liên quan.

iv.Thông báo kết quả giám định: Sau khi có kết quả giám định sẽ được gửi ngay cho bên yêu cầu giám định và chờ sự chấp thuận trước khi xuất hàng.

Contact Me on Zalo