Truy xuất nguồn gốc là gì? Tại sao cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
HỘI THẢO “LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI CỦA EVFTA VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
Ngày 24/7 vừa qua, Đại diện Công ty NHONHO, ông Trần Thế Như Hiệp, Giám đốc Marketing – Truyền thông, tham dự và đóng góp tham luận tại Hội thảo do Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) phối hợp với Hiệp hội Trang trại và DN Nông nghiệp Việt Nam (VFAEA) phối hợp tổ chức.
Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực vào đầu tháng 8/2020, từ đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước châu Âu, thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo các chuyên gia, EVFTA cùng với các chương trình hỗ trợ của Chính phủ sẽ hỗ trợ tối đa cho các Doanh nghiệp (DN), giúp DN vượt qua khó khăn và tiếp cận thị trường tốt hơn và dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu (XK) sang thị trường EU.
Khi EVFTA có hiệu lực, các sản phẩm XK của Việt Nam có thể tiếp cận được thị trường EU – một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GPD đạt 15.000 tỷ USD.
Hội thảo thu hút sự quan tâm đông đảo của các chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp
Theo ông Lê Duy Minh - Chủ tịch VFAEA, Việt Nam có nhiều sản phẩm có lợi thế cạnh tranh và EVFTA thực sự tạo ra cú hích lớn cho Việt Nam XK nông, lâm, thủy sản (NLTS); đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh như thủy sản, rau quả, gạo, cà phê, hồ tiêu, các sản phẩm đồ gỗ. Bên cạnh đó, EVFTA cũng thúc đẩy các hoạt động đầu tư từ EU vào Việt Nam đi kèm với chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng quản lý, lao động. Điều này sẽ tăng sản lượng, chất lượng NLTS, từ đó đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ở góc độ DN, ông Trần Thế Như Hiệp – đại diện Công ty TNHH Công nghệ NHONHO nhìn nhận, hiện nay đa phần DN nông nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa, nguồn lực tài chính hạn hẹp, khả năng tiếp cận nguồn vốn, đầu tư công nghệ sản xuất hạn chế nên việc nâng cao giá trị sản phẩm chưa hiệu quả.
Để nâng cao thị phần và giá trị xuất khẩu, ông đã đưa ra nhiều giải pháp để DN vượt qua rào cản của thị trường đích EU. Cụ thể, Giải pháp tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa. Trong đó các DN phải xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ XK nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến, chế biến sâu, từ giá trị gia tăng thấp sang sản phẩm giá trị gia tăng cao; Đầu tư đổi mới và nâng cao công nghệ máy móc, công nghệ sản xuất; Đổi mới công nghệ mềm, chứng nhận tiêu chuẩn tiên tiến.
“Để đáp ứng rào cản kỹ thuật của quốc gia NK, các DN, trang trại sản xuất cần phải áp dụng các quy trình tiên tiến vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua hoàn thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng hệ thống quả lý như: VietGAP, GlobalG.A.P, FOS, ASC, BAP… đáp ứng theo yêu cầu của nhà NK và người tiêu dùng” - ông Trần Thế Như Hiệp nhấn mạnh.
Nguồn: congthuong.vn