ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN HỮU CƠ NÔNG NGHIỆP – CANADA ORGANIC (COR) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Thực phẩm hữu cơ (Organic food), nghe qua có vẻ còn khá xa lạ với đa số người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Nhưng nó đang là xu hướng, đang là xu thế và đang chiếm nhiều sự quan tâm của những người tiêu dùng thông thái
Theo J.I Rodale – cha đẻ của ngành trồng trọt hữu cơ ở Mỹ thì “Thực phẩm hữu cơ” là nông sản không dùng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Xuất phát từ niềm tin của nông dân, rằng cây trái lớn lên bằng phân xanh và không sử dụng hóa chất sẽ cho chất lượng tốt hơn, và điều này là đúng!
Tuy nhiên cụm từ “Thực phẩm hữu cơ” nghe có vẻ khó phân biệt và khó chấp nhận, bởi lẽ, thực vật động vật nào mà chả có chất carbon, dù nuôi trồng bằng chất hữu cơ hay hóa chất. Để chính xác, có lẽ phải dùng cụm từ “Thực phẩm nuôi, trồng bằng chất hữu cơ” thì đúng hơn, nhưng để ngắn gọn và dễ lan truyền, có lẽ cụm từ “thực phẩm hữu cơ” là ổn nhất.
Phân biệt thực phẩm hữu cơ thực vật và thực phẩm hữu cơ động vật
Thực phẩm hữu cơ thực vật: Là rau củ quả được trồng tự nhiên, tưới bón bằng phân ủ thiên nhiên chứ không dùng một loại phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật nào. Phân ủ thiên nhiên lấy từ phân xác động vật, phân trộn từ các cây cỏ mục nát. Và diệt trừ sâu bọ, trị bệnh bằng thiên địch hoặc các biện pháp sinh học khác.
Thực phẩm hữu cơ động vật: Là động vật được nuôi ở những vùng riêng biệt mà, sử dụng thức ăn hữu cơ không có hóa chất nào như thuốc bảo vệ thực vật. Động vật được nuôi lớn tự nhiên mà không sử dụng một loại kích thích tăng trưởng nào cả, ngoại trừ thuốc kháng sinh để chữa bệnh trước 90 ngày khi giết mổ.
Quản lý thực phẩm hữu cơ ở nước ngoài
Ngày nay, đi chợ vào khu hàng bán đồ ăn, ta thấy có những món được dán nhãn hiệu “Certified Organic Foods”. Dịch ra tiếng Việt sẽ là “Chứng nhận thực phẩm hữu cơ”.
Tại Hoa Kỳ, trước năm 1998, mỗi tiểu bang tự đặt ra quy luật kiểm soát thực phẩm hữu cơ. Đến năm 1998, đạo luật Organic Food Production Act ra đời. Chính phủ liên bang bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn và thực phẩm được bầy bán như Organic Food phải được các tổ chức chỉ định chứng nhận
Theo luật này, để được coi là organic, sản phẩm đó phải có ít nhất 50% thành phần là do hữu cơ tạo ra và không được có các chất thêm như nitrate, nitrites, sulfites.
Kể từ 21/10/2002 nhãn hiệu chứng nhận Organic product đã xuất hiện trên một số thực phẩm. Việc dán nhãn này đã được Bộ Canh Nông Hoa kỳ nghiên cứu từ nhiều năm, theo sự yêu cầu của người tiêu thụ cũng như giới nông trại sản xuất.
Hiểu nhãn hiệu ghi Thực phẩm hữu cơ như thế nào?
– Nhãn “100% Organic” chỉ các thực phẩm không chứa một tí chất thêm nào;
– Nhãn “Organic” là cho thực phẩm có trên 95% chất organic ;
– Nhãn ” Made with Organic Ingredients” chỉ món hàng có ít nhất 70% Organic Ingredients và không được có một chút sulfites nào;
– Nhãn “Some organic ingredients” khi có dưới 70% Organic ingredients.
Nhà sản xuất không được quảng cáo Organic nếu họ dùng hóa chất trong 3 năm trước khi thu hoạch.
Trước khi được công nhận là “Organic”, tổ chức chứng nhận sẽ kiểm tra nông trại xem sản phẩm và phương thức trồng trọt/ nuôi trồng có đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Đánh giá cấp chứng nhận ORGANIC tại Thành Phố Đà Lạt
Vừa qua ngày 22 – 23 tháng 01 năm 2016chuyên gia đánh giá của NHO – VIỆT NAM đã tiến hành đánh giá cấp chứng nhận ORGANIC tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng cho Công ty TNHH Nông Nghiệp Hữu Cơ Fabulous với diện tích: 1,8 ha cho các sản phẩm: Dâu tây, rau xà lách Mỹ, Cà chua, dưa leo, ổi…theo tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp COR (Tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp – Canada Organic)
Dưới đây là một số hình ảnh đoàn chuyên gia NHO – VIỆT NAM đánh giá cấp chứng nhận Nông Nghiệp Hữu Cơ – Canada Organic (COR) tại Thành Phố Đà Lạt, ngày 22 – 23/01/2016:
Nông nghiệp hữu cơ trong nhà lưới
Ảnh: Rau được trồng trong nhà lưới theo tiêu chuẩn Nông nghiệp hữu cơ – Canada Organic (COR)
Ảnh: Đoàn chuyên giá trực tiếp đánh giá chứng nhận nông nghiệp hữu cơ – Canada Organic (COR) tại vườn cho sản phẩm Rau sà lách Mỹ
Ảnh: Đánh giá chứng nhận nông nghiệp hữu cơ – Canada Organic (COR) tại vườn cho sản phẩm Dâu Tây
Ảnh: Hàng rào bảo vệ là hàng cây hương thảo, xả… nhằm chống lại sự xâm nhập của côn trùng gây hại và bảo vệ cây cà chua hữu cơ
Ảnh: Chuyên Gia Đánh Giá kiểm tra cảm quan sản phẩm nông nghiệp hữu cơ – Canada Organic (COR) tại vườn: Sản phẩm Dâu tây
Ảnh: Chuyên Gia kiểm tra mức độ an toàn thực phẩm xem có dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp hữu cơ – Canada Organic (COR) trực tiếp tại vườn: Sản phẩm Dâu tây
Ảnh: Chuyên Gia Đánh Giá kiểm tra mức độ an toàn thực phẩm xem có dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp hữu cơ – Canada Organic (COR) tại vườn: Sản phẩm Dưa leo
Ảnh: Chuyên Gia kiểm tra mức độ an toàn thực phẩm xem có dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp hữu cơ – Canada Organic (COR) tại vườn: Sản phẩm Cà chua
Dưới đây là một số yêu cầu chính của tiêu chuẩn Nông Nghiệp Hữu Cơ – Canada Organic (COR):
- Đất canh tác: Đã được cải tạo là đất hữu cơ 18 – 36 tháng từ đất truyền thống đã sử dụng phân bón NPK, thuốc BVTV thông thường
- Nước: Đạt chất lượng nước tưới hữu cơ
- Chỉ sử dụng giống hữu cơ
- Phân bón hữu cơ: Ủ hoai mục các phế phẩm nông nghiệp, phân động vật. Lưu ý: sử dụng vật tư như phế phẩm nông nghiệp và phân động vật từ trang trại đã được chứng nhận hữu cơ
- Thuốc BVTV làm từ dược liệu thực vật: Gừng, tỏi, ớt, xả, giấm, hương thảo …
- Bao bì đựng sản phẩm: Có chứng nhận an toàn thực phẩm “Food grade”
- Kỹ thuật trồng trọt: cải thiện đất trồng, sử dụng phân bón lá (từ thịt trùng quế lên men), sử dụng khoáng thiên nhiên trong danh mục cho phép sử dụng, phơi đất (thời gian nghỉ của đất), làm màu mỡ đất từ vi sinh vật (trồng cây họ đậu), lớp phủ tự nhiên…
- Xử lý cỏ dại: nhổ cỏ bằng tay,
- Kiểm soát động vật gây hại: Sử dụng một số cây trồng có dược liệu như trồng hàng cây dược liệu xung quanh trang trại để đuổi côn trùng, ngăn ngừa sự xâm nhập của động vật gặm nhấm, chim. Sử dụng biện pháp luân canh cây trồng, xen canh, trồng nhiều loại cây trồng. Giống kháng bệnh cao, tạo môi trường phù hợp, chọn thời điểm gieo trồng thích hợp, nuôi các loài thiên địch (ếch, dơi, chim), đặt bẫy các loài côn trùng theo mùa vụ, hàng rào tự nhiên, vệ sinh trang trại tốt, IPM (quản lý dịch hại tổng hợp), ICM (quản lý mùa vụ tổng hợp)
- Vùng đất liền kề: Phải có vùng trồng đệm để tránh nhiễm chéo, trồng hàng cây cao tránh nhiễm độc từ các chất cấm
- Tài liệu: Kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Các qui trình canh tác, qui trình quản lý phân bón, qui trình quản lý cỏ dại, qui trình quản lý sâu, côn trùng gây hại, qui trình quản lý dịch bệnh, và các qui trình khác. Các hướng dẫn vệ sinh cá nhân, hướng dẫn sơ chế sản phẩm, hướng dẫn dụng cụ, vệ sinh trang trại….
- Hồ sơ ghi chép: Nhật ký cây trồng, báo cáo kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp đầu vào, giống, phân bón, nước, bao bì, kết quả kiểm nghiệm nước, đất, sản phẩm…