Truy xuất nguồn gốc là gì? Tại sao cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ ASEAN, HƯỚNG ĐI MỚI CHO SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA KHỐI ASEAN
ASEAN - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ( Association of Southeast Asian Nations) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991 khi Thái Lan đề phát thành lập khu vực thương mại tự do thì khối mậu dịch ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Tính đến năm1999, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên (chỉ còn Đông Timor chưa kết nạp).
Ảnh 1: Nơi tổ chức hội nghị ASEAN - Khách sạn Don Chan Palace, Viên Chăn, Lào.
Khối ASEAN là một trong những nơi sản xuất nông nghiệp cao nhất trên thế giới, và sản xuất các loại cây trồng cho cả mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, trong khối ASEAN. Và Nông nghiệp hữu cơ đang là lựa chọn hàng đầu cho nền nông nghiệp các nước trong khu vực.
Chính vì lý do đó, cuộc họp lần thứ 4 của một đơn vị chuyên trách về các tiêu chuẩn của khối ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ đang diễn ra tại Vientiane (Viêng Chăn – Lào) từ ngày 23 đến 24tháng 5 năm 2016 nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của các quốc gia thành viên khối ASEANvà với mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm trên thị trường quốc tếvà gia tăng giá trị sản phẩm. Tham gia hội nghị lần này có đại diện từ Bộ Nông Nghiệp và PTNT Việt Nam cùng Tổ chức chứng nhận NHO – Việt Nam.
Ảnh 2: Toàn cảnh hội nghị ASEAN tại Viêng Chăn - Lào
Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, nông nghiệp hữu cơ là hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi. Nông nghiệp hữu cơ được hình thành vào những thập kỷ 70 và ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt là ở các nước phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hậu công nghiệp về thực phẩm bổ dưỡng gần gũi với tự nhiên và được coi là một phương thức sản xuất phù hợp vì nó đảm bảo các yếu tố như tính bền vững, hài hòa các lợi ích về sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững; sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn được coi là một trong những biện pháp giảm thiểu CO2, giảm thiểu tác động xấu đến biến đổi khí hậu. Hiện nay trên thế giới đã có 130 nước canh tác theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, chiếm một phần đất nông nghiệp với diện tích khoảng 35,6 triệu ha được quản lý theo hướng hữu cơ, ở Úc và các nước Châu âu khoảng 25,6 triệu ha; Châu Á diện tích sản xuất hữu cơ nhỏ nhưng tăng lên rất nhanh ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn Độ, với diện tích canh tác nông nghiêph hữu cơ khoảng 900.000ha. Doanh thu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên toàn cầu đã đạt khoảng 50,9 tỷ USD năm 2006 và dự đoán đạt 70 triệu USD vào năm 2012. Nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên thế giới ngày càng cao, các thị trường lớn cho nông sản hữu cơ là các nước cộng đồng chung Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc và trên thực tế nông sản hữu cơ có một tiềm năng xuất khẩu lớn.
Ảnh 3: Toàn cảnh hội nghị ASEAN tại Viêng Chăn – Lào
Hội nghị này là một nền tảng quan trọng cho việc chia sẻ kiến thức và trao đổi thông tin bên cạnh những kinh nghiệm hữu ích về sản xuất, những quy định và cách tiếp cận thị trường nông nghiệp hữu cơ và các tiêu chuẩn cho sản xuất rau quả, cây trồng.
Ảnh 4: Đoàn Đại Biểu Việt Nam cùng Chủ tọa Lào tại hội nghị ASEAN
Theo ông Hoàng Bá Nghị (Tổ chức chứng nhận NHO – Việt Nam), cho rằng “Khối ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức tự do hóa thương mại, trong đó hàm ý rằng ASEAN cần sản xuất các sản phẩm rau quả và thực phẩm có thể cạnh tranh với các thị trường quốc tế. Mặc dù ASEAN là những quốc gia sản xuất hàng đầu về cây lương thực và thực phẩm, nhưng hầu hết các nước ASEAN vẫn chưa hoạt động hết công suất của mình. Các nhà đầu tư, cần biết tận dụng điều kiện khí hậu thuận lợi của khu vực, đất đai màu mỡ, và kết hợp của vùng đồng bằng và miền núi, khu vực rừng, sông ngòi, và đường bờ biển, có nhiều khả năng để tìm cơ hội không chỉ ở cây trồng và chăn nuôi sản xuất mà còn trong việc quản lý chuỗi cung ứng thực phẩm, cơ sở hạ tầng nông nghiệp và an toàn, và kinh doanh nông nghiệp.”
Ảnh 5: Ông Hoàng Bá Nghị (Tổ chức NHO) tham gia hội nghịASEAN
Cũng theo Ông Hoàng Bá Nghị(Tổ chức chứng nhận NHO) thì:“Không gian đầu tư được mở rộng trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm gia tăng sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyên nghiệp hoá và hệ thống hóa qui trình chế biến thực phẩm quy mô nhỏ, kinh doanh nông nghiệp công nghệ cao, và các hoạt động khác trong chuỗi giá trị.Thông qua hội nghị lần này, sẽ thúc đẩy hơn việc phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của khối ASEAN đồng thời tạo thêm uy tín cũng như những giải pháp tích cực cho các tiêu chuẩn nông nghiệp của các nước thành viên khu vực ASEAN.”
Ảnh 4: Đại biểu ASEAN dự hội nghị, chụp hình lưu niệm
Sự phát triển của các tiêu chuẩn của khối ASEAN về nông nghiệp hữu cơ sẽ là một cột mốc quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nông nghiệp hữu cơ trên thị trường quốc tế.Bên cạnh đó, ông Hoàng Bá Nghịcòn cho biết thêm điều quan trọng nhất là áp dụng và hài hòa các tiêu chuẩn của các nước thành viên ASEAN với việc hình thành các tiêu chuẩn ASEAN và các tiêu chuẩn quốc tếkhác.
Bên lề hội nghị ASEAN chính thức, Tổ chức NHO đã có cuộc gặp không chính thức với Chính Phủ Lào PDR về việc hỗ trợ đào tạo nguồn lực, xây dựng hệ thống đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như: GlobalG.A.P., Nông Nghiệp Hữu Cơ: Canada organic (COR), US organic, EU organic, Japan Organic trong nông trại cũng như các tiêu chuẩn khác trong nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất và các lĩnh vực khác nhau: xây dựng, ngân hàng, thương mại… cho các tiêu chuẩn quốc tế: ISO9001, ISO14001, ISO22000, FSSC22000, ISO27001, ISO50001, HACCP, GMP và vân vân. Theo kế hoạch tháng 6 năm 2016, tổ chức NHO sẽ đến Viên Chăn, Lào để thảo luận chi tiết chương trình hỗ trợ, điều kiện hợp tác và ký biên bản ghi nhớ chính thức.
Ảnh 4: Thỏa thuận hợp tác hỗ trợ đào tạo nguồn lực, xây dựng hệ thống đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn Organic quốc tế
Cũng bên lề hội nghị ASEAN chính thức, Tổ chức NHO đã có cuộc gặp không chính thức với Chính Phủ Campuchia về việc hỗ trợ đào tạo nguồn lực, xây dựng hệ thống đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như trên. Theo Ông Hoàng Bá Nghị cho biết: “Để thuận lợi cho sự hợp tác và hỗ trợ với các nước bạn, có thể cuối năm nay tổ chức NHO sẽ mở văn phòng đại diện tại Viên Chăn, Lào PDR và Phnôm-pênh, Campuchia”
Khu vực ASEAN có khoảng 600 triệu người, trong khi thị trường thực phẩm chính là khu vực Đông Á có dân số 1,6 tỷ người và Nam Á vào khoảng 1 tỷ người.
Trong năm 2012, khu vực này sản xuất 129 triệu tấn gạo, 40 triệu tấn ngô, 171 triệu tấn mía, 1,44 triệu tấn đậu tương, và 70,340 triệu tấn sắn. Sản xuất lúa gạo năm nay được dự báo sẽ tăng 3 phần trăm đến 132,870 triệu tấn theo công bố tại trang web xúc tiến đầu tư chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.