ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ORGANIC, TIÊU CHUẨN IFOAM CHO TRANG TRẠI THỦY SẢN
Ngày 24 - 25 tháng 11 năm 2016 tại Bạc Liêu, Đoàn chuyên gia đánh giá của NHO – QSCert đã tiến hành đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn Nông Nghiệp Hữu Cơ – Organic IFOAM cho trang trại nuôi Tôm Sú thuộc CÔNG TY TNHH MTV CBTS XK THIÊN PHÚ (TPC) với diện tích 152 ha, đơn vị chuyên chế biến, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa các mặt hàng thủy hải sản. Là một công ty đã được chứng nhận xuất khẩu sản phẩm tôm đông lạnh vào các thị trường như: EU, Canada, Nhật, Taiwan, Hongkong, Hàn Quốc, Singapore….
Hình 1: Đoàn chuyên gia đánh giá của NHO-QSCert và đại diện Trại nuôi tôm họp khai mạc
Phát biểu trong cuộc họp khai mạc, đại diện đoàn đánh giá Ông Hoàng Bá Nghị đã đọc quyết định thành lập đoàn đánh giá đồng thời thông báo nội dung và chương trình đánh giá nhằm giúp Công ty có sự chuẩn bị tốt nhất.
Hình 2: Bảng theo dõi công việc tại Văn phòng trại nuôi
Hình 3: Sơ đồ mặt bằng Trại nuôi của Công ty, diện tích khoảng 150 ha
Sau khi họp khai mạc, đoàn đánh giá cùng đại diện của Công ty và các bộ phận có liên quan của trang trại đi xem xét và đánh giá phần cơ sở hạ tầng của trang trại như: Tổng quan khu trại nuôi, đường vào trại nuôi, hệ thống cấp nước, ao nuôi, khu vực vệ sinh, …
Hình 4: Rửa tay trước khi vào trang trại
Hình 5: Nước cấp vào trại 1
Hình 6: Nước cấp vào trại 2
Hình 7: Ao nuôi tôm Sú
Đoàn chuyên gia còn tiến hành đánh giá quá trình nuôi trồng thông qua việc phỏng vấn thu thập thêm thông tin từ các cán bộ kỹ thuật nuôi cũng như công nhân đang trực tiếp nuôi tại trang trại.
Hình 8: Chuyên gia đánh giá phỏng vấn cán bộ kỹ thuật nuôi
Hình 9: Chuyên gia phỏng vấn quản lý trang trại về Quy trình nuôi tôm
Hình 10: Thùng chứa rác được phân loại theo rác thông thường và rác độc hại
Bên cạnh đó, đoàn chuyên gia còn đánh giá về chế độ phúc lợi của công nhân, trách nhiệm xã hội và bình đẳng giới thông qua việc phỏng vấn các hộ gia đình sống cạnh khu vực trang trại và trao đổi với đại diện quyền lợi của người công nhân.
Hình 11: Chuyên gia phỏng vấn trách nhiệm xã hội và bình đẳng giới
Hình 12: Chuyên gia phỏng vấn chế độ phúc lợi của công nhân
Tiếp theo chương trình, đoàn chuyên gia tiến hành đánh giá tài liệu, hồ sơ, nhật ký ghi chép quá trình nuôi để đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn IFOAM đang áp dụng.
Hình 13: Đoàn chuyên gia xem xét và đánh giá tài liệu hồ sơ
Hình 14: Sổ nhật ký ao nuôi
Bên cạnh đó, các chuyên gia đánh giá cũng đã kết hợp phỏng vấn để tìm ra bằng chứng sự phù hợp của trang trai nuôi tôm với các tiêu chuẩn IFOAM.
Hình 15: Thỏa ước lao động tập thể
Cuối cùng trong cuộc họp kết thúc, Ông Hoàng Bá Nghị thay mặt đoàn đánh giá lần lượt đưa ra những điểm không phù hợp và kiến nghị cải tiến đối với phía trang trại để Công ty tìm ra nguyên nhân và đưa ra các hành động khắc phục phù hợp nhằm sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hình 16: Họp kết thúc chương trình đánh giá trang trại.
Chúng tôi tin tưởng rằng Công ty Thiên Phú với kinh nghiệm lâu năm trong ngành thủy sản, cùng với sự nhiệt huyết của Ban Giám Đốc, trình độ cao của đội ngũ Cán Bộ kỹ thuật, lực lượng Công Nhân Viên có tay nghề cao đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt nhất của tiêu chuẩn quốc tế IFOAM về nuôi trồng thủy sản và hơn hết là việc áp dụng tiêu chuẩn IFOFAM, sản phẩm của Công ty TNHH MTV CBTS XK Thiên Phú sẽ hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm khi đến với cộng đồng người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
Tiêu chuẩn IFOAM là tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ (Trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) do Tổ chức Nông Nghiệp Hữu Cơ Quốc Tế (IFOAM) xây dựng. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất. Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.
Nông nghiệp hữu cơ theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là Hệ thống canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo quản… Vì sản xuất theo cách tự nhiên, nên nền nông nghiệp hữu cơ được cho là lành mạnh, giúp giữ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo đảm sức khỏe cho con người và vật nuôi, cây trồng.
Tham khảo thêm tại:
http://thienphuseafood.com.vn/
http://vasep.com.vn/Hoi-Vien-VASEP/328_3648/CONG-TY-TNHH-MTV-CHE-BIEN-THUY-HAI-SAN-XNK-THIEN-PHU.htm
Với số lượng 3.500 chứng chỉ đã được cấp, vậy tổ chức NHO-QSCert là ai?
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Quốc Tế như: Organic, ISO9001, ISO22000, ISO14001, đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có 10 văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.