Truy xuất nguồn gốc là gì? Tại sao cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
NÔNG SẢN MIỀN NAM ĐƯỢC CHỨNG NHẬN BỞI NHO-QSCERT ĐƯỢC CHÀO ĐÓN NỒNG NHIỆT TẠI HÀ NỘI
Tại buổi lễ khai mạc tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội, NHO-QSCert đã nổi lên như một tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam quan tâm đến việc xúc tiến nông sản Việt thông qua bài tham luận “Liên kết chuỗi bền vững cho nông sản thực phẩm an toàn với sự tham gia của 4 nhà”.
Ảnh: Tiết mục văn nghệ của buổi lễ khai mạc: “Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn đặc sản của các tỉnh Nam Bộ tại Hà Nội”.
Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội phối hợp với Trung tâm XTTM Nông nghiệp kết hợp cùng 16 tỉnh thành khu vực Nam Bộ tổ chức “Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản Nam Bộ tại Hà Nội” từ ngày 12-8 đến 18-8-2016.
Ảnh: Toàn cảnh đại biểu, người tiêu dùng Hà Nội tham dự buổi lễ khai mạc.
Tuần lễ được triển khai tại hơn 100 điểm trong nội thành Hà Nội với gần 200 loại nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền Nam bộ: xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), nước mắm Phú Quốc (Kiên Giang), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), dừa Xiêm (Bến Tre), gạo thơm Hậu Giang, quýt đường Lai Vung (Đồng Tháp), hạt điều (Bình Phước), măng cụt (Cần Thơ), thanh long ruột đỏ (Tây Ninh),... Chưa bao giờ người dân Hà thành nói riêng và đồng bào Bắc Bộ nói chung lại có cơ hội thưởng thức được nhiều nông sản và thực phẩm, đặc biệt là trái cây đặc sản miền Nam với đầy đủ nhận diện, chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ đến vậy.
Ảnh: Toàn cảnh đại biểu, người tiêu dùng Hà Nội, các báo, đài truyền hình quốc gia tham dự buổi lễ khai mạc.
Tại địa điểm chính đặt ở số 489 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy), Ban Tổ chức đã phối hợp cùng ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc tổ chức chứng nhận NHO-QSCert, để có bài tham luận: “Liên kết chuỗi bền vững cho nông sản thực phẩm an toàn với sự tham gia của 4 nhà”.
Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc tổ chức chứng nhận NHO-QSCert tham gia trình bày tại buổi Lễ khai mạc.
Ông Hoàng Bá Nghị phát biểu: “Với những gì đã và đang diễn ra trong ngành nông nghiệp manh mún, bị lệ thuộc mạnh vào thị trường Trung Quốc đại lục cũng như đại nạn quốc gia về thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng và các tác nhân gây bệnh hiểm nghèo từ thức ăn không lành mạnh, nhu cầu liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ thực phẩm nông sản an toàn ngày càng trở nên nhu cầu cấp thiết cho người tiêu dùng, cho xã hội vì sức khỏe cộng đồng. Không chỉ có nông dân cần liên kết mà ngay cả các doanh nghiệp, nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước (những thành tố trong chuỗi sản xuất hàng hóa nông nghiệp) cần phải phối hợp, tin tưởng và hành động sát cánh bên nhau để vực dậy việc sản xuất nông nghiệp và thực phẩm an toàn. Nhưng tìm và phát huy "chất kết dính" một cách bền vững của các tác nhân trong chuỗi liên kết không phải dễ và khi tìm được thì để vận hành trôi chảy và duy trì sản phẩm an toàn luôn ở mức cao khiến khách hàng khó tính như Âu, Mỹ, Nhật cũng chấp nhận thì đó là một câu truyện dài và hấp dẫn…”.
Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc NHO-QSCert trình bày “Liên kết chuỗi bền vững cho nông sản thực phẩm an toàn với sự tham gia của 4 nhà” tại buổi Lễ khai mạc.
Nhất trí với nội dung truyền tải trong bài tham luận, đại điện của các hệ thống siêu thị và cửa hàng thực phẩm sạch có tiếng tại miền Bắc như FIVIMART, CLEVERFOOD, BIGGREEN,… cũng cho rằng: “Chỉ có quản lý và kinh doanh theo chuỗi mới dễ dàng kiểm soát được chất lượng và an toàn thực phẩm cũng như giá cả nông sản, những vấn đề chưa bao giờ hết nhức nhối của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung”.
Tuần lễ nhận diện nông sản Nam Bộ lần này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng liên kết, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể Công ty TNHH Cát Tường ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm Thanh Long ruột đỏ được sản xuất tại Tiền Giang và được chứng nhận GlobalGAP bởi tổ chức NHO-QSCert với Siêu Thị FIVIMART Hà Nội.
Ảnh: Công ty TNHH Cát Tường ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm Thanh Long được chứng nhận GlobalGAP bởi NHO-QSCert với Siêu Thị FIVIMART Hà Nội tại buổi Lễ khai mạc.
Theo Ông Hoàng Bá Nghị thì “Trên các phương tiện truyền thông nền nông nghiệp của ta hiện đang “có vấn đề” bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón tổng hợp được sử dụng tràn lan, mất kiểm soát. Hơn thế nữa, canh tác nông nghiệp nhỏ lẻ và không liên kết lẫn nhau khiến nền nông nghiệp cung cấp với thị trường 90 triệu dân tại đất nước hình chữ S đã khó khăn (mỗi năm đều phải nhập khẩu ngô/ bắp, đậu nành, gà, bò,… từ bên ngoài), nhưng ngoài kia còn thị trường hơn 7 tỷ người ở hơn 200 quốc gia đang chờ chúng ta chinh phục bằng các sản phẩm an toàn – thân thiện môi trường, mặc dù tiềm năng còn lớn với đất nước được thiên nhiên ưu đãi về nông nghiệp như Việt Nam, chúng ta phải hướng tới sản xuất thực phẩm, nông sản an toàn thông qua việc áp dụng các qui trình tiên tiến, các tiêu chuẩn quốc tế như: VietGAP, GlobalG.A.P.; hữu cơ ASEAN, Canada, Mỹ, châu Âu; các tiêu chuẩn ISO22000; HACCP; FSSC22000….”
Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc NHO-QSCert trả lời phỏng vấn báo chí, đài truyền hình trong nước tại buổi Lễ khai mạc.
Sau phần trình bày tại buổi Lễ Khai Mạc, các phóng viên đài truyền hình trong nước đã trực tiếp phỏng vấn Ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc NHO-QSCert về tình hình sản xuất nông nghiệp thực phẩm an toàn, việc áp dụng nông nghiệp hữu cơ trong nước và quốc tế, làm sao để nhận diện thực phẩm, nông sản an toàn cho người tiêu dùng tại buổi Lễ khai mạc.
Ảnh: Các phóng viên đài truyền hình trong nước vây quanh Ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc NHO-QSCert để phỏng vấn sau bài trình bày của Ông tại buổi Lễ khai mạc.
Bên cạnh đó lãnh đạo Sở NNPTNT hai tỉnh Tiền Giang và Hậu Giang nêu lên những khó khăn mà địa phương đang gặp phải, đó là tiềm năng vùng nguyên liệu lớn nhưng vẫn loay hoay tìm đầu ra cho bà con. Bởi đặc thù cây trái Nam Bộ rộ thu hoạch theo mùa vụ, trong khi tỉnh chưa có đơn vị chuyên trách thực hiện công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp nên công tác kết nối còn yếu. Mặt khác, khâu vận chuyển, kho bãi chứa sản phẩm trái cây tươi, khâu sơ chế, chế biến và bao gói sản phẩm đưa về tiêu thụ tại Hà Nội cũng hạn chế. Ông Lê Văn Đời- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang kiến nghị: Trung tâm Xúc tiến thương mại Hà Nội, Sở NNPTNT Hà Nội cần xây dựng chính sách hỗ trợ vùng tạo liên kết giữa các doanh nghiệp, chú trọng hơn nữa công tác hướng dẫn, chứng nhận chất lượng sản phẩm và các cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất.
Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc NHO-QSCert thăm quan gian hàng trưng bày đặc sản của Sở Nông Nghiệp và PTNT Hậu Giang sau Lễ khai mạc.
Ngoài vấn đề liên kết chuỗi, ông Hoàng Bá Nghị cũng thông qua buổi Lễ Khai Mạc để truyền tải về thông điệp của tổ chức chứng nhận NHO-QSCert, là một trong những tổ chức hàng đầu Việt Nam có nguồn gốc từ châu Âu danh giá (trụ sở chính đặt tại Đức và Cộng Hòa Séc), NHO-QSCert cam kết cung cấp các hoạt động đánh giá và chứng nhận về hệ thống nhà máy chế biến thực phẩm và các tiêu chuẩn về nông nghiệp bền vững, các tiêu chuẩn Việt Nam, khu vực, quốc tế cho Doanh nghiệp và hộ nông dân tại Việt Nam. Đồng thời tổ chức NHO-QSCert cũng hỗ trợ cung cấp các hoạt động về kiểm nghiệm – đào tạo – giám định cho doanh nghiệp, cho người sản xuất và người tiêu dùng trong cả nước.
Không có gì quý hơn tự cường bằng nền nông nghiệp sạch và an toàn.
Người biên soạn LocQuang.