Truy xuất nguồn gốc là gì? Tại sao cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
HỘI THẢO KHOA HỌC “ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO Ở ĐBCSL”
Ông Hoàng Bá Nghị, đại diện Tổ Chức Chứng Nhận Các Tiêu Chuẩn Quốc Tế NHO-QSCERT cũng có bài tham luận, định hướng tiềm năng đổi mới công nghệ sản xuất lúa gạo theo “Công nghệ mềm” đó là định hướng sản xuất lúa gạo theo hướng Organic (Nông nghiệp hữu cơ), ông đã chỉ ra rằng: với kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn mới này, ngoài việc hạn chế tối đa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học.., trong sản xuất chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, sản phẩm sẽ đạt giá trị dinh dưởng cao, sản lượng sẽ đồng đều và tăng đáng kể, đặc biệt sẽ nâng cao giá trị gia tăng trên thị trường cũng như thị trường xuất khẩu.
Tại hội thảo, TS Lê Văn Bảnh, Cục trưởng Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), cho biết: Những năm qua, trong sản xuất lúa, cơ giới hóa trong làm đất chiếm 90% (tăng gấp đôi so với năm 2000), vùng ĐBSCL có tỷ lệ cao nhất đạt 98%, thấp nhất là Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạt 45%.
Ảnh: TS Lê Văn Bảnh phát biểu về tình hình cơ giới hóa nông nghiệp tại hội thảo khoa học.
Nhờ cơ giới hóa mà thu hoạch lúa tăng từ 5% năm 2000 lên đến 35% năm 2013, cao nhất là vùng ĐBSCL đạt 75%, phía Bắc bình quân đạt 20%. Cơ giới hóa các khâu gieo, cấy đạt 20%, phun thuốc bảo vệ thực vật đạt 45%, sấy lúa chủ động ĐBSCL đạt 45%; tuốt đập lúa và xay xát lúa, gạo 100%.
Ảnh: Các đại biểu tham dự hội thảo.
Theo đó, việc áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất đai và lao động; mở rộng được diện tích canh tác, đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn; tiết kiệm các nguồn giống, phân bón, nước, năng lượng, lao động…
Cải thiện chất lượng nông sản, sản phẩm; bảo vệ môi trường; tăng cường khả năng bền vững của sản xuất nông nghiệp; giảm bớt cường độ lao động nặng nhọc và vất vả cho người lao động; tăng lợi tức trong sản xuất nông nghiệp; tạo ra các ngành nghề hấp dẫn lao động nông thôn; đáp ứng kịp thời vụ, tăng mùa vụ, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu. Để thực hiện tốt cơ giới hóa trong sản xuất nhất thiết cần xây dựng và cải tạo đường giao thông thủy bộ, thuận tiện cho máy móc đi lại.
Ông Nguyễn Chí Thành, Công ty CP Cơ khí An Giang cho rằng, việc cơ giới hóa trong sản xuất lúa, gạo là rất cần thiết. Nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất được vay ưu đãi đầu tư thiết bị trung và dài hạn đối với lĩnh vực cơ khí sản xuất máy móc thiết bị, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ của chế tạo cơ khí dưới hoặc bằng 3%/năm.
Bên cạnh các báo cáo tham luận của các doanh nghiệp cơ khí trong việc đổi mới cơ giới hóa nông nghiệp, Ông Hoàng Bá Nghị, đại diện Tổ Chức Chứng Nhận Các Tiêu Chuẩn Quốc Tế NHO-QSCERT cũng có bài tham luận, định hướng tiềm năng đổi mới công nghệ sản xuất lúa gạo theo “Công nghệ mềm” đó là định hướng sản xuất lúa gạo theo hướng Organic (Nông nghiệp hữu cơ), ông đã chỉ ra rằng: với kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn mới này, ngoài việc hạn chế tối đa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học.., trong sản xuất chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, sản phẩm sẽ đạt giá trị dinh dưởng cao, sản lượng sẽ đồng đều và tăng đáng kể, đặc biệt sẽ nâng cao giá trị gia tăng trên thị trường cũng như thị trường xuất khẩu.
Ảnh: Ông Hoàng Bá Nghị đại diện Tổ chức chứng nhận NHO-QSCERT phát biểu tại Hội Thảo Khoa Học.
Tuy Nhiên bên cạnh những thuận lợi Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp với 70 – 80% dân số làm nông nghiệp thì theo ông Hoàng Bá Nghị là thách thức với nông nghiệp hữu cơ hiện nay là đời sống người dân việt nam còn thấp, dân trí chưa cao và những chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa nhiều và chưa hiệu quả, do vậy việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhất là hỗ trợ của nhà nước trong liên kết “4 nhà” : Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Nhà tiêu thụ - Nhà nước và nhà Khoa học.
Sau những băn khoăn trăn trở đó, Hội Thảo Khoa Học tại Vườn Ươm Công Nghệ , và Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, giới thiệu về các hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án đổi mới công nghệ. Nội dung tài trợ tập trung cho các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới; chuyển giao công nghệ; đào tạo cán bộ; mua sắm thiết bị đặc chủng, thiết bị đo kiểm; mua phần mềm, thiết kế, bản quyền công nghệ; đăng ký tiêu chuẩn, chất lượng, sở hữu trí tuệ... Mức hỗ trợ tối đa là 30% tổng chi phí dự án.
Ảnh: ông Hoàng Bá Nghị Giám Đốc Tổ Chức Chứng Nhận NHO-QSCERT (đứng giữa)thăm vườn ươm công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc cùng ông Nguyễn Minh Toại Giám Đốc Sở Công Thương Cần Thơ (Bìa phải).
Tổ chức NHO là ai?
Chúng tôi, Tổ chức chứng nhận NHO - VIỆT NAM với hơn 12 địa điểm văn phòng, chi nhánh, trung tâm kiểm nghiệm trên cả nước, Ấn Độ và các nước ASEAN là một trong những tổ chức chuyên nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, trang trại các hoạt động:
- Hoạt động chứng nhận: Được chỉ định của các tổ chức quốc tế về việc đánh giá chứng nhận GlobalGAP, các tiêu chuẩn Organic – Nông Nghiệp hữu cơ của Mỹ, Canada, EU, IFOAM, Hàn Quốc… Được chỉ định của Bộ KH và CN về việc đánh giá các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như: ISO9001, ISO14001, ISO22000, HACCP, GMP… Được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp về việc đánh giá và chứng nhận VietGAP chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy ngành nông nghiệp bao gồm 57 qui chuẩn.
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định là Phòng Thử Nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản thực phẩm của Bộ NN và PTNT, được công nhận năng lực Phòng Thử Nghiệm của Bộ Khoa Học và Công Nghệ, có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,phân bón, mẫu môi trường như đất, nước, không khí…
- Hoạt động giám định: Cung cấp dịch vụ giám định hàng hóa thương mại, giám định công xuất hàng, giám định tại nhà máy cho lĩnh vực thủy sản, nông sản, thực phẩm xuất nhập khẩu.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.
Tham khảo thêm tại:
- http://cand.com.vn/doi-song/Doi-moi-cong-nghe-phat-trien-chuoi-gia-tri-lua-gao-o-DBCSL-407286/
- http://daidoanket.vn/kinh-te/doi-moi-cong-nghe-san-xuat-che-bien-lua-gao/120487