Truy xuất nguồn gốc là gì? Tại sao cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
HỘI NGHỊ TỌA ĐÀM “KẾT NỐI CUNG CẦU TRONG TIÊU THỤ NÔNG SẢN, THỰC PHẨM AN TOÀN”
Đâu là giải pháp bền vững cho “Kết nối cung cầu trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn”
Trong khuôn khổ hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 16 – AgroViet 2016 diễn ra tại Hà Nội do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chỉ đạo tổ chức đã diễn ra Hội nghị Tọa Đàm “Kết nối cung cầu trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn” vào ngày 11/11/2016 tại phòng hội thảo tầng 2 – Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại. Hội nghị nhằm đề cập một số nội dung quan trọng về chủ trương, chính sách phát triển thị trường nông sản Việt Nam; những chính sách hỗ trợ để kết nối cung – cầu nhằm phát triển thị trường nông sản bền vững trong thời gian sắp tới.
Ảnh 1: Nội dung hội nghị tọa đàm
Thành phần tham dự gồm có Lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và PTNT; Lãnh đạo các ban ngành, cơ quan, tổ chức trung ương; Sở Nông Nghiệp & PTNT; Sở Công Thương các tỉnh, các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu, các Doanh nghiệp, hợp tác xã; Đại diện các Hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học và các đơn vị khác có liên quan. Chủ trì Tọa Đàm do Lãnh đạo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Ảnh 2: Lãnh đạo đọc diễn văn khai mạc
Đến với Hội Nghị Tọa Đàm, Ông Hoàng Bá Nghị - Giám đốc tổ chức chứng nhận NHO-QSCert đã có bài báo cáo “ÁP DỤNG QUI TRÌNH CANH TÁC SẢN XUẤT TIÊN TIẾN ĐỂ ĐẢM BẢO LIÊN KẾT CHUỖI BỀN VỮNG”. Trong bài báo cáo,Ông Hoàng Bá Nghị đã nêu rõ những thực trạng, khó khăn và những biện pháp và kiến nghị nhằm giúp nền Nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Ảnh 3: Các đại biểu tham dự buổi tọa đàm
Theo Ông Hoàng Bá Nghị: “Trong bối cảnh người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu lo ngại về thực phẩm không an toànthìviệc sản xuất nông sản an toàn như là một phương pháp đáp ứng yêu cầu cấp thiết của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, là bước đi cần thiết và kịp thời cho nền nông nghiệp Việt Nam. Nếu như biến đổi khí hậu chỉ có thể đẩy Việt Nam vào tình thế phải tiến hành ngay nền nông nghiệp chống biến đổi khí hậu, mà cốt lõi là thay đổi cơ cấu cây trồng và phương pháp canh tác phù hợp với hạn - mặn hay lũ lụt, thì vấn đề thực phẩm không an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, không chỉ phá hủy môi trường mà còn đầu độc sức khỏe nhiều thế hệ. Tình trạng sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu trong trồng trọt, chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng hóa chất công nghiệp trong chế biến thực phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tác động xấu tới sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng”.
Ảnh 4: Phóng viên, đài truyền hình quốc gia đưa tin về buổi tọa đàm
Ông Hoàng Bá Nghị cũng cho rằng: “Nông Nghiệp Việt Nam tuy tạo ra được nhiều nông sản nhưng chất lượng chưa cao cho nên thu nhập của đại bộ phận nông dân vẫn thấp do phải cạnh tranh thị trường ở phân khúc giá rẻ. Tình trạng sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp như thuốc trừ sâu trong trồng trọt, chất kích thích tăng trưởng và kháng sinh trong chăn nuôi, sử dụng hóa chất công nghiệp trong chế biến thực phẩm và tình trạng ô nhiễm môi trường đang tác động xấu tới sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng kéo theo đó tình trạng ngộ độc thực phẩm do dư lượng hoá chất nông nghiệp ngày càng tăng làm giảm uy tín, chất lượng nông sản của Việt Nam trong nước cũng như trên thị trường thế giới.” Từ đó nhằm thảo luận, đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn, kết nối cung cầu trong tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn.
Ảnh 5: Ông Hoàng Bá Nghị - Giám đốc tổ chức chứng nhận NHO-QSCert trình bày báo cáo tham luận.
Cũng trong bài báo cáo Ông Hoàng Bá Nghị - Giám đốc tổ chức chứng nhận NHO-QSCert đã đưa ra những giải pháp thực hiện phù hợp cho ngành nông nghiệp Việt Nam để duy trì liên kết chuỗi bền vững. Trong đó Ông Hoàng Bá Nghị có nhấn mạnh“Phải thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của “4 nhà”:Nhà sản xuất-Nhà phân phốivà tiêu thụ-Nhà nước - Nhà khoa họcvà đơn vị hỗ trợ. Ban đầu có sự hỗ trợ lớn của Nhà nước trong việc làm mô hình mẫu, xây dựng thương hiệu quốc gia, phát triển thị trường và sau đó nhân rộng mô hình ra cả nước.
Ảnh 6: Ông Hoàng Bá Nghị - Giám đốc tổ chức chứng nhận NHO-QSCert đang trình bày các giải pháp cho một ngành nông nghiệp phát triển bền vững
Cũng theo Ông Hoàng Bá Nghị: “Áp dụng qui trình sản xuất Nông nghiệp tiên tiến theo các yêu cầu của tiêu chuẩn nông nghiệp an toàn như: VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC, Organic (EU, Mỹ, Canada, Nhật, IFOAM, ASEAN) đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước hoặc các nước nhập khẩu chính. Cần có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích sản xuất và tiệu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn. Đồng thời phải có sự tham gia đầu tư hỗ trợ kinh phí của Nhà nước trong giai đoạn đầu để thúc đẩy nhanh quá trình áp dụng phương thức sản xuất Nông nghiệp an toàn. Tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các hộ nông dân thành hợp tác xã, tổ hợp tác. Đồng thời khuyến khích và phát huy hiệu quả liên kết doanh nghiệp với nông dân và bao tiêu sản phẩm thông qua HTX, tổ hợp tác. .... Tóm lại có rất nhiều giải pháp cho việc đẩy mạnh sản xuất nông sản an toàn và tạo liên kết bền vững, tuy nhiên cũng không thể áp dụng riêng lẻ từng giải pháp mà đòi hỏi phải có sự phối hợp, xen kẽ giữa các giải pháp ở trên một cách hài hòa và phù hợp với từng điều kiện của địa phương để đạt được kết quả cao nhất và nhanh nhất”
Ảnh 7: Ông Hoàng Bá Nghị - Giám đốc tổ chức chứng nhận NHO-QSCert đang trả lời các câu hỏi của đại biểu tham gia hội thảo.
Kết thúc buổi tọa đàm, các quan khách và đại biểu tham gia đánh giá cao báo cáo cũng như những giải pháp mà ông Hoàng Bá Nghị đã trình bày. Bài báo cáo không chỉ rấtthiết thựcmà còn đánh giá đúng hiện trạng của nền Nông Nghiệp Việt Nam là muốn phát triển và bền vững thì đòi hỏi phải phối hợp, liên kết chuỗi, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến trong thời gian tới.
Tham khảo thêm tại:
http://www.agritrade.com.vn/ViewArticle.aspx?ID=5549&AspxAutoDetectCookieSupport=1
http://www.omard.gov.vn/site//vi-VN/50/15788/10565/Khai-mac-Hoi-cho-Trien-lam-Nong-nghiep-quoc-te-lan-thu-16.aspx
http://dangcongsan.vn/kinh-te/ket-noi-cung-cau-trong-tieu-thu-nong-san-thuc-pham-an-toan-415870.html
Với số lượng 3.500 chứng chỉ đã được cấp, vậy tổ chức NHO-QSCert là ai?
NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Quốc Tế như: Organic, ISO9001, ISO22000, ISO14001, đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có 10 văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:
- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…
- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp
- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….
- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.
- Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.