Truy xuất nguồn gốc là gì? Tại sao cần phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
NGHỊ ĐỊNH MỚI VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - CHÍNH PHỦ CÓ NHIỀU HỖ TRỢ CHO HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM HỮU CƠ
Một số chính sách đặc thù của nghị định 109/2018/NĐ-CP hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ
Một số chính sách đặc thù của nghị định 109/2018/NĐ-CP hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ
Cụ thể, doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ được hỗ trợ như sau:
Chính phủ cũng hỗ trợ 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do các tổ chức chứng nhận cấp.
Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ theo định mức do Chính phủ quy định về khuyến nông.
Chính phủ sẽ hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ: Điều tra cơ bản, khảo sát địa hình, phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Chính phủ còn hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN, trong đó, định mức hỗ trợ chi phí giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật… theo định mức do Chính phủ quy định về khuyến nông.
Nguồn hỗ trợ bao gồm: Ngân sách Nhà nước; lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang triển khai; Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/10/2018.
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Nguyễn Xuân Cường
phát biểu tại diễn đàn Quốc tế Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (Ảnh Sưu Tầm)
Phát biểu tại Diễn đàn Quốc tế Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: Phát triển và hội nhập diễn ra cuối năm 2017, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho hay “Việt Nam có nhiều lợi thế sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt những năm gần đây có sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái gắn với nông nghiệp hữu cơ” .
Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp hữu cơ cũng gặp nhiều thách thức như đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ do quy trình sản xuất quá khắt khe, đòi hỏi phải có thời gian dài để cải tạo đất, chi phí sản xuất cao, thị trường cho sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ chưa ổn định. Một số ít các doanh nghiệp được chứng nhận quốc tế, sản xuất hữu cơ của nhiều hộ nông dân dựa trên cơ sở tự nguyện, chưa có hệ thống giám sát chất lượng, lòng tin của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Đặc biệt, thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ là thiếu khung pháp lý đồng bộ cho sản xuất, chứng nhận.
Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ông Trần Thanh Nam trao đổi và thảo luận về việc ký kết tương đồng
với các tiêu chuẩn Organic quốc tế với Ông Hoàng Bá Nghị, Giám đốc quốc gia NHO-QSCert (Ảnh Sưu Tầm)
Ông Hoàng Bá Nghị, Giám đốc quốc gia NHO-QSCert, tổ chức chứng nhận các tiêu chuẩn Organic EU/ Mỹ/ Nhật/ Canađa tại Việt Nam chia sẻ: “Khi toàn xã hội đang bức xúc về nông sản không an toàn do việc sử dụng bừa bãi hóa chất, kháng sinh, hóc môn kể cả trong trồng trọt, chăn nuôi lẫn nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng liên tục đưa tin về việc các thực phẩm bẩn, thực phẩm nhập lậu tràn lan vào thị trường trong nước, cùng với đó là hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm với số lượng ngày càng nhiều khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng trước vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu dùng các mặt hàng an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường không chỉ là mốt nhất thời mà chắc chắn sẽ là xu hướng trong thời gian tới.”