Trung tâm Chứng nhận

NHO-QSCert tham gia Hội thảo "Ứng dụng KHCN truy xuất nguồn gốc trong sản xuất - giải pháp hướng tới nền nông nghiệp bền vững" tại Đà Lạt - Lâm Đồng

Ngày 14/6/2019, tại thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ KH&CN phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thảo về Ứng dụng KHCN truy xuất nguồn gốc trong sản xuất - giải pháp hướng tới nền nông nghiệp bền vững. Tổ chức NHO-QSCert được mời tham dự và có bài phát biểu giới thiệu hoạt động truy xuất nguồn gốc điện tử kết hợp với sàn giao dịch kết nối cung-cầu nông sản được chứng nhận của NHO-QSCert https://market.nhovn.com

Hội thảo thu hút nhiều đại biểu Doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, xuất khẩu nông sản, thực phẩm cùng các đơn vị có liên quan của tỉnh Lâm Đồng và các địa phương tham dự. Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Văn Vinh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh tầm quan trọng của các tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalG.A.P, hữu cơ... và giải pháp truy xuất nguồn gốc có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Ở Việt Nam, áp dụng truy xuất nguồn gốc trên các sản phẩm, hàng hóa ngày càng trở nên phổ biến giúp người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của truy xuất nguồn gốc và chưa hiểu đúng bản chất của truy xuất nguồn gốc. 

Đồng tình với các ý kiến trên, ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành hàng cụ thể. Nhiều ý kiến đại biểu tham dự Hội thảo cũng đồng tình về sự cần thiết của truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nội địa và xuất khẩu, đồng thời khẳng định việc chứng nhận các tiêu chuẩn sẽ góp phần gia tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thương trường trong nước và quốc tế.

Phát biểu tham luận tại Hội thảo, NHO-QSCert giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm để giúp cho các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và địa phương cách thức để đạt được Chứng nhận các tiêu chuẩn GlobalG.A.P, VietGAP, HACCP, GMP, hữu cơ (organic) đặc biệt là hoạt động hỗ trợ cấp mã truy xuất nguồn gốc và tham gia miễn phí Sàn giao dịch Kết nối cung-cầu các sản phẩm đạt chuẩn của Tổ chức NHO-QSCert tại website https://market.nhovn.com và các hoạt động tư vấn miễn phí tại website https://nhovn.com và nhiều hoạt động khác.

Nguồn tin bài và ảnh: NHO-QSCert

 

Ông Trần Văn Vinh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc Hội thảo

Tiến sỹ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng và đại biểu tham dự Hội thảo

 

Tổ chức NHO-QSCert là ai?

Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

QSCert là tập đoàn chứng nhận toàn cầu, hiện có mặt trên 30 quốc gia, có trụ sở chính tại Đức và Slovakia và có hơn 60 chi nhánh, văn phòng đại diện, Trung tâm kiểm nghiệm trên thế giới.

NHO-QSCert là tổ chức chứng nhận QSCert tại Việt Nam, có năng lực chứng nhận các tiêu chuẩn như: ISO9001, ISO22000, ISO14001, nông nghiệp hữu cơ… Đồng thời là chi nhánh của các tổ chức được chỉ định đánh giá các tiêu chuẩn: GlobalGAP, Rainforest, EU organic... Hiện tại tổ chức NHO-QSCert có các văn phòng, chi nhánh tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ... với khoảng 3.500 khách hàng ở Việt Nam, Ấn Độ và các nước ASEAN. Cụ thể tổ chức NHO-QSCert cung cấp các dịch vụ sau:

Chỉ định Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu: Tổ chức NHO-QSCert được chỉ định kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu bởi Bộ quản lý chuyên ngành.

- Hoạt động chứng nhận: FSSC22000, ISO9001, ISO14001, ISO22000, IEC/ISO27001, ISO50001, ISO3834, BS10500 (Hệ thống quản lý chống tham nhũng) OHSAS18001, AQQP2110, AQAP2120 (yêu cầu đảm bảo chất lượng NATO), HACCP, GMP, COR (Canada Organic), EU organic, NOP (USDA organic), JAS (Japanese Organic), IFOAM, PGS organic, GlobalG.A.P., Fair-trade, Rainforest, VietGAP (Trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản)…

- Chứng nhận hợp qui: Được chỉ định của Bộ Y Tế, Bộ Nông Nghiệp và PTNT trên các sản phẩm thực phẩm, Thủy sản, Phân bón, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và vật tư nông nghiệp

- Hoạt động kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm Nghiệm CTU-MekongLAB đã được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị hiện đại, công nghệ cao của Mỹ, Nhật và đã được công nhận đạt chuẩn quốc tế ISO17025, được chỉ định của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Bộ Công Thương có thể phân tích và kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa học, sinh học trên các nền mẫu nông sản, lương thực, rau quả, thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, mẫu môi trường như đất, nước, không khí….

- Hoạt động giám định: Thực phẩm, Thủy sản, Nông sản, Nguyên liệu, Thức ăn chăn nuôi, Phân bón và Dệt may.

Hoạt động đào tạo: Hàng năm tổ chức trên dưới 200 các khóa đào tạo tập trung ngắn hạn khác nhau từ các khóa đào tạo cơ bản như nhận thức đến các khóa đào tạo nâng cao như: chuyên viên tư vấn, chuyên gia đánh giá, giảng viên của các tiêu chuẩn quốc tế.

 

Contact Me on Zalo